Cách chăm sóc xương rồng đơn giản cho người mới

Bạn vừa trở về từ cửa hàng với 1 cây xương rồng nhỏ xinh trên tay. Và bạn đang tự hỏi : “Làm thế nào để chăm sóc chúng đây?”

Để chăm sóc chúng tốt, điều đầu tiên mà bạn cần biết là “xương rồng” là giống cây có nguồn gốc từ đâu?

Tất cả các giống xương rồng đều thuộc 1 họ thực vật cụ thể, nhưng nhiều loài trong số đó lại đến từ những môi trường sống rất khác nhau: những loài thuộc chi Ferocactus đến từ sa mạc, những loài xương rồng thuộc chi Echinopsis lại đến từ đồng cỏ Nam Mỹ, trong khí đó những loài thuộc chi Epiphyllum sống trong rừng rậm và thậm chí là ký sinh trên 1 số thân cây …

Xương rồng ngoài tự nhiên
Xương rồng ngoài tự nhiên

Tại sao chúng ta lại cần biết những điều này? Vâng, tất nhiên, khi bạn càng hiểu biết bao nhiêu về xương rồng thì cơ hội thành công khi bạn trồng nó sẽ càng cao hơn.

Nếu may mắn sở hữu nhiều cây xương rồng đặc biệt, hãy tham gia 1 hội nhóm chơi cây cảnh nào đó, mang chúng đến đó để hiểu rõ hơn mọi thứ về loại cây mà bạn đang trồng.

Ngược lại, nếu bạn không tham gia bất kỳ nhóm chơi cây cảnh nào và có quá ít thông tin về cách chăm sóc xương rồng thì cũng đừng quá lo lắng. Một số quy tắc chung sau đây có thể được áp dụng cho hầu hết những loại xương rồng:

Tưới nước và bón phân

Một số người nghĩ rằng xương rồng chỉ cần 1 lượng nhỏ nước 1 lần 1 ngày. Dù trên thực tế, loài này vẫn được biết đến là có thể sống trong môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc xương rồng, cây chắc chắn sẽ khó phát triển.

Vào mùa trồng trọt, xương rồng cần được tưới nước và bón phân thường xuyên. Ở hầu hết các loài, giai đoạn tăng trưởng của xương rồng diễn ra từ mùa xuân đến hết mùa thu. Từ cuối mùa thu đến đầu mùa xuân khi nhiệt độ mát và thời gian chiếu sáng cũng giảm dần, xương rồng sẽ bước sang giai đoạn nghỉ ngơi (ngừng tăng trưởng).

Bón phân cho xương rồng như thế nào?

Trong khi trồng xương rồng, bạn nên tưới nước cho chúng ít nhất mỗi tuần 1 lần. Một số loại xương rồng có thể cần nhiều nước hơn. Trong mỗi lần tưới, hãy để cho đất ngâm nước, rồi để nước thoát ra bằng lỗ thoát nước của chậu. Khi tới mùa trồng, hãy thêm 1 ít phân bón cân bằng đã được pha loãng vào nước tưới theo tỷ lệ NPK là 10:10:10.

Bón phân cho xương rồng
Bón phân cho xương rồng

Vào khoảng thời gian nghỉ ngơi của xương rồng, có thể tăng khoảng cách giữa những lần tưới nước lên. Tuy nhiên vẫn cần cung cấp đủ nước để cây không bị héo. Nếu như xương rồng của bạn được đặt trong 1 căn phòng ấm vào mùa đông, bạn vẫn cần tưới nước cho chúng thường xuyên như vào mùa hạ.

Một lưu ý nữa là bạn không nên bón phân cho cây trong suốt thời gian chúng nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, một số cây xương rồng là những giống ưa lạnh nên chúng vẫn cần dinh dưỡng bình thường trong khoảng thời gian này. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Tiny Garden để biết đâu là loại xương rồng ưa lạnh và cách chăm sóc xương rồng như thế nào cho phù hợp?

Tưới nước cho xương rồng

Nước máy thường có tính cứng hoặc kiềm, trong thành phần nước máy chứa hàm lượng khoáng chất hòa tan khá cao. Lâu ngày, những khoáng chất này có thể tích tụ trong đất và gây hại cho cây, đặc biệt hơn nếu bạn sử dụng chậu đất sét không tráng men.

Tưới nước cho xương rồng
Tưới nước cho xương rồng

Vì vậy, bạn nên thay đất thường xuyên cho cây, và nếu có thể nên sử dụng nước mưa để tưới cho xương rồng hơn là nước máy.

Ánh sáng

Hầu hết xương rồng đều ưa ánh sáng rực rỡ, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều có thể chịu được ánh sáng trực tiếp của mặt trời, đặt biệt là khi nhiệt độ cao. Cường độ ánh sáng thích hợp sẽ giúp cây trồng phát triển mạnh hơn. Xương rồng được trồng trong điều kiện ánh sáng tối ưu sẽ có nhiều khả năng ra hoa hơn những cây khác.

Những dấu hiệu để nhận biết cây của bạn dang sống trong điều kiện ánh sáng không tối ưu bao gồm:

Quá nhiều ánh sáng

Khi nhận được nhiều ánh sáng, cây có thể bị xám màu, tối màu hơn hoặc chuyển vàng trên 1 phần của cây. Ngoài ra những dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện cho 1 loại bệnh hay cây thừa nước.

Xương rồng bị thừa sáng
Xương rồng bị thừa sáng

Khi thời tiết đột ngột thay đổi, đột nhiên nóng lên, cây của bạn có thể bị thiêu đốt và rất nhanh để lại các vết sẹo. Vì vật, hãy cảnh giác khi có bất thường xảy ra và thực hiện các biên pháp phòng ngừa để ngăn chặn.

Ánh sáng quá ít

Xương rồng bị héo do thiếu ánh sáng
Xương rồng bị héo do thiếu ánh sáng

Khi nhận được quá ít ánh sáng, cây cũng thể bị héo, nhạt màu và thậm chí là chết. Nếu đặt cây trong nhà, bạn cần thường xuyên mang chúng ra phơi nắng. Tuy nhiên cần chú ý khi chuyển cây ra ánh sáng mạnh hơn, hãy thật cẩn thận nếu không cây có thể bị thiêu đốt. Vì vậy, cần thực hiện quá trình chuyển đổi này 1 cách từ từ.

Chậu trồng xương rồng

Chậu để trồng xương rồng có rất nhiều kiểu dáng và có thể được làm từ các vật liệu khác nhau.

Vật liệu chậu

Chậu nhựa và chậu gốm/đất sét là 2 loại chậu được biết đến nhiều và sử dụng phổ biến nhất. Xương rồng sẽ sống khỏe trong cả 2 loại chậu này.

xương rồng trụ vàng
Xương rồng trụ vàng trồng trong chậu nhựa

Chậu nhựa có giá thành rẻ hơn, chiếm ít diện tích hơn và khối lượng cũng nhẹ hơn các loại chậu còn lại. Việc vệ sinh với chậu nhựa cũng đơn giản hơn rất nhiều. Xương rồng trồng trong chậu nhựa có xu hướng về nước ít hơn. Tuy nhiên, tính thẩm mỹ và những ảnh hưởng tới môi trường nên chậu nhựa thường không được khuyến khích sử dụng.

Xương rồng
Xương rồng trồng trong chậu gốm

Chậu gốm hoặc chậu đất sét đem đến sự ổn định cho các cây cao lớn. Tuy nhiên, nếu bạn tưới nước máy cho các chật gốm sứ, khoáng chất bị tích tụ ở bên trong chậu có thể gây hại đến cây.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các chật bằng thủy tinh để tăng vẻ đẹp cho cây.

Bất kể, bạn chọn loại chậu nào thì yêu cầu đầu tiên chính là phải có khả năng thoát nước tốt. Sẽ rất khó nếu trồng 1 cây xương rồng trong 1 cái chậu không có lỗ thoát nước.

Các kiểu chậu

Nếu bạn hiểu về xương rồng, bạn có thể lựa chọn loại chậu có kiểu dáng tốt nhất để trồng cây xương rồng của mình. Ví dụ: nếu cây xương rồng của bạn có rễ dạng sơ ở gần mặt đất, bạn nên chọn 1 chậu nông với đường kính lớn sẽ tốt hơn là 1 chậu hẹp và sâu.

Nhiều cây chỉ xuất hiện 1 chút trên mặt đất nhưng lại có 1 hệ thống rễ rất phong phú, cắm sâu dưới lòng đất. Vì vậy đòi hỏi 1 loại chậu phù hợp với bộ rễ đó.

Một số người chọn chậu bonsai để trồng xương rồng. Đó là 1 phương pháp khá thú vị nhưng cần lưu ý rằng chậu bonsai thường chiếm không gian khá lớn và giá cũng không rẻ chút nào nên nếu bạn có không gian hạn chế, hãy lựa chọn 1 phương án khác phù hợp hơn.

Đất trồng xương rồng

Khi bạn mua xương rồng về, các shop cây cảnh sẽ tạo sẵn cho bạn loại đất phù hợp. Nhưng nhiều người muốn tạo ra hỗn hợp đất riêng cho cây của họ. Bạn cũng cần biết cách tạo ra hỗn hợp đất này để sử dụng khi thay đất định kỳ cho cây. Một đặc điểm cơ bản mà hỗn hợp đất trồng xương rồng nên có là: “khả năng thoát nước tốt”. Cách tốt nhất để đạt được điều này là thêm sỏi và cát vào trong hỗn hợp đất. Tỷ lệ chuẩn được nhiều người áp dụng hiện này là: 1/3 sỏi + 1/3 cát + 1/3 đất.

Trộn đất trồng xương rồng
Trộn đất trồng xương rồng

Trước đây người ta sử dụng hỗn hợp phân bón trên nền than bùn. Nhưng ngày nay, việc này có vẻ đã bị tạm dừng do những nghi ngờ về việc chúng gây ra các bệnh như nấm mầm, rệp sáp và không mang lại nhiều dinh dưỡng cho cây trồng.

Người ta bắt đầu trồng xương rồng với 1 chậu tốt chứa các thành phần phân hữu cơ được sàng lọc kỹ giúp loại bỏ các tạp chất như sỏi đá và cành cây nhỏ …

Nên đặt 1 lớp cát mỏng trên cùng khi trồng cây. Không sử dụng cát không phải loại để trồng cây như cát biển vì chúng có thể chưa được rửa sạch và có thể còn muối.

Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng: sỏi bọt làm vườn là loại tốt nhất để trồng cây. Sỏi bọt không quá phổ biến và nó có thể đắt đỏ với 1 số người, vì thế bạn có thể sử dụng các vật liệu khác như: sỏi trắng nhỏ, sỏi xốp …

Thông thường, mọi người sử dụng kết hợp chậu đất nung với sỏi để trồng cây. Nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng chậu đất sét đã được nung kỹ và sẽ không bị chảy ra khi ngấm nước. Bạn có thể kiểm tra chất lượng chậu bằng cách đặt chúng trong bình nước để xem chậu có bị phá vỡ hay không?

Thay đất trồng

Việc thay đất cho xương rồng cần được thực hiện hàng năm để cây có đất tươi nhất. Trong quá trình thay đất, bạn cũng có thể kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống rễ của chúng và có thể đưa chúng vào chậu lớn hơn nếu cần thiết.

Thay đất cho chậu xương rồng
Thay đất cho chậu xương rồng

Để cây có sức khỏe tốt nhất, chúng cần được thay đất hàng năm. Bạn sẽ nhận ra các dấu hiệu cho việc này như việc: cây phát triển lớn hơn so với kích thước chậu, rễ bị đẩy lên khỏi chậu, có rễ mọc qua lỗ thoát nước …

Khi gỡ đất cũ từ rễ hãy làm thật nhẹ nhàng, cẩn thận để giảm thiểu thiệt hại tốt nhất cho rễ. Bạn có thể dùng 1 cái gậy mỏng như đũa chẳng hạn để làm việc này nhanh chóng hơn. Đây cũng là thời điểm tốt nhất để bạn kiểm tra đất trồng cũ có bị sâu bệnh hay không? Nếu phát hiện bất kỳ rễ nào bị khô hay chết hãy cắt tỉa chúng ngay đi.

Đặt lại cây vào chậu mới, kiểm tra xem các lỗ thoát nước của chậu có hoạt động tốt không? Sau đó cho hỗn hợp đất mới vào, lưu ý là đừng tưới cây ngay. Hãy cho phép xương rồng được nghỉ ngơi dưới ánh mặt trời trong 1 – 2 tuần trước khi tưới nước. Điều nay sẽ giúp cho các gốc rễ của cây không bị tổn thương, do rễ ướt thì rất dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm.

Kinh nghiệm của những người trổng xương rồng lâu năm cho hay: luôn luôn thêm 1 lớp sỏi vào đáy chậu khi thay chậu để cải thiện việc thoát nước là không đúng. Sỏi sẽ chỉ làm cản trở bộ rễ chính của cây phát triển mà thôi nên hãy chỉ trải chúng ở lớp trên cùng của chậu.

Sâu bệnh gây hại

Xương rồng là loài rất dễ trồng. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị sâu bệnh. Bọ trĩ, giun tròn, rệp sáp, ốc sên … là những tác nhân có thể gây bệnh đối với cây xương rồng của bạn. Dưới đây là 1 vài thông tin về các loài gây hại phổ biến đối với xương rồng:

Rệp sáp

Các loài côn trùng nhỏ hay rệp sáp có chiều dài khoảng 3 mm, có 1 lớp bông hình bầu dục bao phủ. Chúng sống trên cả những cây trường thành và cây con. Xương rồng nếu bị nhiễm rệp sáp sẽ bị suy yếu, ngừng phát triển và cuối cùng là bị thối rữa.

Rệp sáp có lớp phủ bằng bông trên cơ thể giúp bảo vệ chúng khỏi thuốc trừ sâu. Bạn có thể tiêu diệt chúng bằng một miếng bông tẩy được nhúng vào cồn hoặc rượu, rượu sẽ làm tan chảy lớp phủ và làm mất đi khả năng tự vệ của chúng.

Sâu bệnh

Sâu bệnh ăn thân của cây khiến thân cây xuất hiện các đốm vàng rồi chuyển sang màu nâu gỉ tạo thành sẹo. Cây bị suy yếu dẫn đến nhiềm trùng thứ phát do nấm, vi khuẩn hoặc virut.

Sâu bệnh vốn rất ghét bị ướt và thuốc nền bạn có thể tưới nước và phun sương cùng thuốc trừ để phòng và chữa các loại sâu bệnh.

Nấm bệnh

Nấm là 1 loại sinh vật khá rắc rối chứ không phải bệnh. Nấm xuất hiện tạo nên những đốm nhỏ màu trắng trên bề mặt cây. Trong một số trường hợp, nấm có thể làm hư hại và thậm chí là chết cây. Theo kinh nghiệm trồng xương rồng của chúng tôi, nấm thường xuất hiện nhiều khi cây đường trồng trên than bùn.

Hy vọng rằng những thông tin về cách chăm sóc xương rồng mà Tiny Garden cung cấp trên đây thực sự hữu ích với những ai đam mê và yêu thích xương rồng. Chúc bạn chăm sóc xương rồng thành công!

Bình luận bài viết

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *