5 phong cách cải tạo bếp sang trọng, hiện đại, nhìn là muốn vào nấu ăn ngay

Tiny Garden Tác giả Tiny Garden 29/07/2024 18 phút đọc

Căn bếp không chỉ là nơi cho ra đời những món ăn ngon mà còn được coi là nơi để giữ lửa cho tổ ấm. Cải tạo bếp không còn là chủ đề quá lạ khi chúng ta nhắc đến việc thay đổi không gian sống. Cùng Tiny Garden khám phá những lợi ích không ngờ khi cải tạo bếp và bỏ túi các phong cách nhà bếp đang là xu hướng hiện nay nhé.

1. Tại sao cần phải cải tạo nhà bếp?

Có khá nhiều nguyên nhân mà gia chủ cần phải xem xét đến việc cải tạo một không gian trong căn nhà nói chung và nhà bếp nói riêng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc cân nhắc thay một chiếc áo mới cho căn bếp của mình:

  • Các trang thiết bị, vật dụng xuống cấp: sử dụng trong một quá trình dài, các thiết bị bếp núc như kệ, tủ, khu vực nấu ăn bị mối mọt, ẩm mốc do bám dầu mỡ lâu ngày
  • Thiết kế lỗi thời: các nội thất, kiến trúc trong nhà bếp có thiết kế đã xưa cũ, không còn phù hợp với thời điểm hiện tại
  • Thiếu không gian: các căn bếp cũ thường bày trí khá nhiều đồ đạc bếp núc, làm không gian trở nên chật hẹp và bí bách, việc vệ sinh nhà bếp cũng trở nên khó khăn hơn

2. Lợi ích của việc cải tạo nhà bếp

Cải tạo, sửa chữa nhà bếp không đơn thuần chỉ là việc thay mới không gian nấu nướng mà còn mang nhiều lợi ích cho gia đình của bạn:

  • Tăng giá trị cho căn nhà: việc cải tạo bất kỳ không gian nào trong nhà, sửa chữa và thay mới nội thất đều khiến căn nhà của bạn trở nên có giá trị hơn, kể cả để ở hoặc để cho thuê.
  • Tối ưu hoá không gian sống: việc cải tạo không những mang lại giá trị về mặt thẩm mỹ cho căn bếp, mà còn góp phần sắp xếp lại trật tự các đồ dùng trong căn bếp của bạn một cách gọn gàng và tối ưu hoá không gian nhất 
  • Nâng cấp các chức năng của nhà bếp: bước vào một căn bếp sạch sẽ với kiến trúc hài hoà, ắt hẳn quý gia chủ sẽ có cảm xúc hơn trong việc tạo ra những bữa ăn ngon. Việc nâng cấp các thiết bị bếp núc mang lại không gian nấu nướng đầy sự tiện nghi và thoải mái 

3. Các hạng mục không thể thiếu khi cải tạo nhà bếp

Để quá trình cải tạo căn bếp được diễn ra suôn sẻ hơn, gia chủ cần phải lên kế hoạch cụ thể về các hạng mục cơ bản mà một căn bếp cần có. Phê Decor gợi ý một số hạng mục cần phải xem xét như sau:

  • Gạch lát sàn, gạch ốp tường nhà bếp
  • Chống dột, chống thấm tường, trần nhà 
  • Sơn tường, sơn trần nhà 
  • Xây mới bục, bệ, lắp đặt nội thất phù hợp
  • Sửa chữa lại hệ thống điện, hệ thống thoát nước 
  • Thi công và thiết kế cửa sổ, cửa kính
  • Các vật dụng decor phòng bếp

4. Một số sai lầm cần tránh khi cải tạo nhà bếp

4.1. Không xây khu vực lưu trữ đồ dùng

Việc này còn tùy thuộc vào căn bếp của gia chủ có sử dụng nhiều trang thiết bị, đồ dùng bếp núc. Tuy nhiên, rất nhiều quý gia chủ quên xây dựng một khu để cất các đồ dùng khi không sử dụng mà để hết lên mặt bàn hoặc mặt bếp. Điều này làm mất thẩm mỹ và sự gọn gàng của căn bếp. Vậy nên luôn nhớ bố trí một khu vực để lưu trữ các đồ dùng để không gian bếp trở nên sạch sẽ và gọn gàng hơn. 

4.2. Sắp xếp đồ dùng không hợp lý

Việc sắp xếp các vật dụng như xoong, nồi, chén, dĩa hay các loại gia vị một cách lộn xộn sẽ làm cho quý gia chủ mất khá nhiều thời gian tìm kiếm mỗi khi cần sử dụng đến. Vì vậy, sắp xếp một cách có khoa học và hợp lý ngay từ đầu sẽ giúp việc sử dụng bếp trở nên hiệu quả hơn.

4.3. Phân chia khu vực chức năng không phù hợp

Thông thường, một khu bếp sẽ được chia làm 4 khu vực cơ bản: khu vực lưu trữ, khu vực vệ sinh sơ chế đồ ăn, khu vực nấu nướng và khu vực bày biện món ăn. Nếu phân chia khu vực không hợp lý sẽ làm cho quý gia chủ bối rối và lộn xộn trong việc di chuyển lúc nấu ăn. Vì vậy việc phân chia này vừa tạo sự thuận tiện trong việc di chuyển, vừa giúp không gian bếp trở nên thoáng đãng và cân đối hơn.

4.4. Không gian bếp thiếu ánh sáng 

Nhà bếp thường nằm phía sau căn nhà, ở vị trí mà ánh sáng, ánh nắng tự nhiên khó lọt vào Vì vậy việc bố trí một cửa sổ ở ngay phía trên bồn rửa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn, không gian bếp cũng trở nên sáng sủa, thoáng mát hơn. Khi cải tạo nhà bếp, quý gia chủ có thể  cân nhắc việc ốp gạch bằng đá cẩm thạch hoặc sử dụng cửa kính chiếu sáng để căn bếp đón được nhiều ánh sáng hơn.

4.5. Các đồ dùng nội thất gỗ thiếu xử lý mối mọt

Đây có lẽ là điều mà phần lớn các gia chủ đều gặp phải khi lựa chọn nội thất. Các chất liệu nội thất nhất là gỗ chưa được xử lý sấy khô, sơn chống mối mọt,v.v…sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản phẩm. Vì vậy, việc tìm hiểu các đơn vị nội thất cung cấp một chiếc bàn ăn, hay kệ tủ bếp đã được xử lý sấy khô, chống mọt là vô cùng cần thiết.

5. Một số lưu ý khi cải tạo nhà bếp

5.1. Xem xét ngân sách 

Sau khi quý gia chủ đã đo lường diện tích, xác định được các hạng mục cần thiết để cải tạo không gian nhà bếp mà mình mong muốn, việc xem xét và đưa ra quyết định chi phí cho dự án này là điều không thể bỏ qua. Nếu quý gia chủ dự định cải tạo một căn bếp sang trọng với nguồn ngân sách dồi dào, có thể lựa chọn các vật dụng cao cấp, trang thiết bị tự động và hiện đại, độ bền cao. Còn nếu quý gia chủ muốn cải tạo theo hướng tiết kiệm chi phí nhất, có thể xem xét giữ lại các nội thất cũ còn giá trị sử dụng, chỉ cần thay mới một số khu vực với thiết bị đồ dùng giá cả vừa phải, phù hợp với nhu cầu của mình.

5.2. Kiểm tra bố cục thiết kế hiện tại

Nhà bếp kiểu chữ I: thường khá phổ biến ở các căn chung cư nhỏ, những căn hộ có diện tích bếp hạn chế. Các thiết kế nội thất được sắp xếp theo một đường thẳng dài hình chữ I giúp tối ưu hoá không gian nấu nướng, dễ dàng tiếp cận với các khu vực mà không cần di chuyển quá xa. Với các căn bếp này có thể bố trí thêm các mẫu bàn ăn thông minh gấp gọn mặt gỗ hoặc mặt đá đã qua xử lý chống mối mọt để tiết kiệm diện tích căn bếp. 

Nhà bếp kiểu chữ L: căn bếp được thiết kế theo 2 cạnh vuông góc của căn phòng. Cạnh dài liền với tường, còn cạnh ngắn hơn có thể coi như vách ngăn với phòng khách, cạnh này thường được tận dụng để tích hợp kệ tủ, tối ưu hoá không gian lưu trữ 

Nhà bếp kiểu chữ U: thiết kế này thường khá phổ biến trong các căn bếp có diện tích lớn, giúp gia chủ có thêm không gian để đặt thêm các thiết bị nấu nướng, cho phép nhiều thành viên trong gia đình cùng nhau nấu nướng mà không bị chật chội. 

Nhà bếp có thêm quầy bar: Kiểu nhà bếp này khá phổ biến ở các hộ gia đình trẻ, giúp tạo ra một không gian tiếp khách hoặc là nơi thư giãn mỗi khi đi làm về. Việc tận dụng không gian dưới quầy bar làm tủ lưu trữ đồ dùng cũng là một ý tưởng không tệ.

Nhà bếp có thêm bàn đảo: thường được sử dụng ở các căn bếp có diện tích khá rộng rãi, việc bố trí một chiếc bàn đảo trung tâm làm căn bếp toát lên được vẻ hiện đại, sang trọng và đầy đủ tiện nghi. Một số mẫu bàn đảo còn tích hợp chức năng nấu nướng và pha trà với đa dạng kích thước phù hợp với căn bếp của mình

5.3. Lựa chọn vật liệu nội thất

Việc lựa chọn vật liệu nội thất phòng bếp là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế và cải tạo nhà bếp. Các vật liệu phổ biến dùng trong nhà bếp như gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp phủ Acrylic/Laminate, Nhựa WPB,… thường được dùng để làm bàn ghế ăn, kệ tủ bếp. Bên cạnh đó, đá tự nhiên, đá ceramic, đá granite v.v… cũng thường được dùng để làm gạch ốp tường, lát sàn hoặc chất liệu để làm các mẫu bàn ăn cao cấp.

5.4. Phong thuỷ nhà bếp

Theo phong thuỷ nhà bếp, nếu bếp được đặt ở hướng và vị trí hợp lý thì sẽ  tác động tích cực đến sức khoẻ và tài lộc của gia chủ. Vì vậy, việc xác định hướng đặt bếp cũng như các đồ nội thất bên là điều vô cùng quan trọng.

  • Nhà bếp đối diện nhà vệ sinh: nhà vệ sinh là nơi ẩn chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ của con người. Ngoài ra theo yếu tố ngũ hành, Hoả (phòng bếp) và Thuỷ (nhà tắm) là 2 yếu tố xung khắc, vì vậy cần tránh đặt nhà bếp và nhà vệ sinh ở vị trí gần hoặc đối diện nhau.
  • Nhà bếp đối diện phòng ngủ: Về khoa học, mùi thức ăn và khói từ phòng bếp nếu tiếp xúc với phòng ngủ sẽ rất dễ bị ám mùi lên chăn, gối sinh ra vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, yếu tố Hoả từ nhà bếp có thể làm các thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu, bực bội, ảnh hưởng đến tinh thần và giấc ngủ 
  • Nhà bếp xây dưới thanh xà ngang: có nhiều ý kiến cho rằng không nên đặt nhà bếp dưới thanh xà ngang vì sẽ đè lên ông Táo, khiến tài vận không thể hanh thông được

6. 10+ phong cách thiết kế cải tạo nhà bếp đẹp - hiện đại - sang trọng

Để cập nhật các phong cách phòng bếp đẹp, đồng thời lấy ý tưởng để cải tạo cho căn bếp của mình, cùng Phê Decor điểm qua một số phong cách đang là xu hướng thiết kế được nhiều gia đình ưa chuộng dưới đây nhé.

Việc lựa chọn các chất liệu nội thất, xác định phong cách phù hợp với căn nhà, hay xem xét đến các yếu tố phong thuỷ đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải tạo không gian phòng bếp. Tuỳ thuộc vào ngân sách và nhu cầu của gia chủ, mỗi trang thiết bị hay thiết kế phòng bếp đều có các ưu và nhược điểm nhất định. Qua bài viết trên, Phê Decor hy vọng anh chị sẽ có lựa chọn sáng suốt cho căn bếp của mình, nếu anh chị có nhu cầu về các dòng sản phẩm nội thất thông minh phòng bếp, hãy ghé Phê Decor để được tư vấn nhận lại những dịch vụ tốt nhất nhé.

Nguồn: https://phedecor.com/

Tiny Garden
Tác giả Tiny Garden Admin
Tiny Garden là thương hiệu chuyên cung cấp sỉ phụ kiện tiểu cảnh chất lượng cao, là địa chỉ quen thuộc với các cửa hàng cây cảnh trên cả nước.
Bài viết trước Khám phá hơn 10 mẫu sofa giường cao cấp tự động tại Phê Decor

Khám phá hơn 10 mẫu sofa giường cao cấp tự động tại Phê Decor

Bài viết tiếp theo

Khay gỗ đựng mứt tết: Nét đẹp văn hoá Tết người Việt

Khay gỗ đựng mứt tết: Nét đẹp văn hoá Tết người Việt
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Tiny Garden
098 5577 068
098 5577 068