Cách trồng và chăm sóc cây Terrarium hiệu quả

Tiny Garden Tác giả Tiny Garden 18/07/2024 22 phút đọc

 

cay-terrarium-1

Trồng cây Terrarium trong bình là môn nghệ thuật trồng cây cảnh khá mới mẻ và đang được phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Nếu bạn chưa hiểu rõ về bộ môn nghệ thuật này cũng như cách trồng cây terrarium như nào, hãy cùng Tiny Garden tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.  

1. Terrarium là gì?   

Terrarium hay còn gọi là bể sinh thái thủy tinh thu nhỏ hay cây trồng trong lọ thủy tinh. Đây thường được mô phỏng lại một hệ sinh thái thu nhỏ thể hiện môi trường sống trong tự nhiên được giới hạn trong một bể chứa gồm đất, sỏi, nước, thực vật và có thể cả động vật.  

2. Các loại cây trong Terrarium   

Trong quá trình lựa chọn cây Terrarium, bạn nên chọn những cây có kích thước nhỏ, sức sống tốt, ưa bóng râm và chịu được độ ẩm cao. Ngoài ra, bạn nên xem xét những loại cây có thể tương hợp và phát triển cùng nhau.  

Bạn có thể tham khảo một số loại cây thường hay được lựa chọn để trồng trong terrarium như:   

  • Cây xương rồng, sen đá: những loại cây này có độ mọng nước cao, dễ dàng chăm sóc, có nhiều mẫu mã và màu sắc đẹp phù hợp trang trí cho nhiều thiết kế terrarium khác nhau  
cay-terrarium-2
Cây xương rồng, sen đá có nhiều hình thái và màu sắc bắt mắt, dễ dàng chăm sóc  
  • Cây cảnh mini: với kích thước nhỏ và phát triển chậm rãi nên bạn không phải lo lắng về tốc độ sinh trưởng của cây khi sống trong bình thủy tinh.  
cay-terrarium-3
Cây terrarium mini có khả năng phát triển chậm rãi  
  • Cây không khí: loại cây này mang một dáng vẻ độc đáo, không cần trồng trong đất và rất dễ dàng chăm sóc.  

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn một số loại cây ưa ẩm cao như dương xỉ, rêu, khóm, sam hương, hồng ngọc mai, si nhật,... đối với loại bình kín. Đối với loại mở bạn có thể trồng thêm các loại cây đa dạng hơn như vạn niên tùng, trầu bà mini,móng rồng, lộc nhung,lá may mắn, dương xỉ,...  

>>>Tìm hiểu thêm: Cách đặt tượng Phật trang trí sân vườn chuẩn phong thủy

3. Lựa chọn đất trồng cho Terrarium   

Thông thường, loại đất trồng sẽ phụ thuộc phần lớn vào loại cây mà bạn muốn trồng, tuy nhiên, hầu hết cây cảnh đều cần chất nền thông thoáng và tơi xốp giúp cây không úng rễ hoặc khô héo. Ngoài ra, những loại đất này còn  giúp ngăn chặn các yếu tố gây hại như nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập.  

Bạn có thể lựa chọn đất trồng thực vật cho terrarium bằng hỗn hợp rêu than bùn, các loại đá vermiculite, đá Perlite hoặc sỏi, xỉ than,  rêu rừng, than hoạt tính, đá núi lửa và một lượng nhỏ phân trùn quế,…  

Sản phẩm giá thể trồng cây Sfarm sẽ là lựa chọn phù hợp để làm đất trồng cho terrarium, giá thể này sẽ mang lại môi trường phát triển thông thoáng, thoát nước tốt và trọng lượng khá nhẹ đối với những loại cây trồng ở trong lọ thủy tinh.  

4. Nguyên liệu cần chuẩn bị làm Terrarium  

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu làm terrarium gồm:  

  • Lọ thủy tinh hoặc bình chứa có nắp hoặc không có nắp tùy theo sở thích thiết kế  
  • Bộ dụng cụ để trồng cây cảnh mini gồm kìm, xẻng, nhíp, kéo,...  
  • Lớp nền và đất trồng gồm than hoạt tính, phân hữu cơ, phân tan chậm, phân trùn quế và các chất nền khác..., lớp này giúp giữ ẩm và lọc nước.  
  • Loại cây cảnh ưa thích, phụ kiện trang trí cần thiết.  
cay-terrarium-5
Cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu terrarium trước khi tiến hành trồng cây  

5. Hướng dẫn cách trồng cây Terrarium  

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách trồng cây terrarium bạn có thể tham khảo:  

- Bước đầu tiên, do đáy bình, chậu thủy tinh không có lỗ thoát nước, bạn cần lót một lớp sỏi dày khoảng 2cm-3cm dưới đáy chậu để tạo thành lớp thoát nước giúp nước không bị ứ đọng gây úng rễ cây.  

- Tiếp theo, phủ một lớp vải địa kỹ thuật lên trên lớp sỏi, vừa để lọc nước, giữ lại chất dinh dưỡng vừa ngăn chặn đất bị rơi xuống lớp đá sỏi phía dưới. Sau đó trải một lớp than hoạt tính mỏng khoảng 1cm lên trên lớp vải sẽ giúp lọc các tạp chất và chất gây ô nhiễm trong nước, khử trùng, loại bỏ các vi sinh vật gây hại đồng thời kiểm soát mọi mùi hôi có thể phát sinh.  

- Phủ một lớp rêu lên trên than hoạt tính và đá để lớp đất trồng không bị trộn lẫn với nhau. Đồng thời, nó cũng tăng thêm sự thú vị về mặt hình ảnh cho mẫu terrarium của bạn.  

- Tùy theo kích thước lọ thủy tinh và chiều dài của rễ cây mà bạn nên cho thêm khoảng 5cm – 8cm đất và một lượng nhỏ phân hữu cơ, cần đảm bảo lượng đất đủ thấp để cây trồng vừa mà không chạm hoặc vượt quá miệng bình. Tạo một vài lỗ nhỏ ở nơi bạn muốn trồng cây terrarium.    
- Lấy cây và lắc nhẹ rễ để loại bỏ đất thừa trước khi trồng. Đặt cây vào những lỗ bạn đã tạo sẵn một cách nhẹ nhàng sau đó lấp đất xung quanh. Trường hợp bình quá nhỏ so với tay bạn thì có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như đũa nấu ăn, kẹp hoặc nhíp dài để đặt cây vào.   

- Cuối cùng, trang trí thêm rêu hoặc đá cuội để làm gọn bề mặt của terrarium cũng như tự tạo ra một môi trường tự nhiên thu nhỏ mà bạn yêu thích. Sau đó, tưới nhẹ cho cây bằng bình xịt phun sương để tránh tình trạng đọng nước và không kiểm soát được lượng nước gây úng cây.  

- Ngoài ra, cũng có thể dùng bình xịt để làm sạch bụi bẩn bám trên thành kính của lọ thủy tinh, sau đó dùng giấy lau sạch. Tuyệt đối không nên sử dụng nước lau kính bên trong hệ sinh thái vì nó có thể gây độc cho cây terrarium của bạn.  

cay-terrarium-6
Mẫu terrarium đơn giản hoàn chỉnh đã được hoàn thành  

6. Một số gợi ý khi chăm sóc cây Terrarium  

- Nếu bạn muốn duy trì sự phát triển ổn định và giữ cho Terrarium luôn đẹp thì cần chăm sóc tốt cho cây trồng bên trong. Bạn nên đặt chúng ở môi trường thoáng khí hoặc phòng có máy lạnh với nhiệt độ khoảng từ 16 - 32 độ C.  

- Cây Terrarium cần được cung cấp 6 - 8 giờ ánh sáng mỗi ngày để giúp cây và rêu có thể quang hợp và phát triển tốt. Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, tuy nhiên bạn cũng không nên đặt ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào bình thủy tinh bởi nó có thể làm cây quá nóng và chết cây.  

- Ngoài ra, bạn có thể sử dụng đèn LED chuyên dụng để cung cấp ánh sáng nhân tạo cho cây trồng của mình. Ánh sáng cần được cung cấp trực tiếp từ trên cao với cường độ 8 giờ mỗi ngày, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng từ tự nhiên.  

- Nếu thấy có sự ngưng tụ nước quá mức trên nắp hoặc thành bình bạn cần phải tháo nắp để thông gió và ngăn ngừa nấm mốc phát triển bên trong. Hoặc nếu thấy đất quá khô, cây đang héo dần thì cần cung cấp thêm nước cho terrarium của bạn.  

- Đôi khi, nếu cây phát triển quá lớn, bạn cần loại bỏ những lá vàng, hư và tỉa cây ngắn bớt. Không nên bón phân cho cây vì điều này sẽ khiến cây phát triển quá nhanh, lớp phân bón lót ban đầu đã đủ chất dinh dưỡng cho cây trong vài tháng.  

>>>Tìm hiểu thêm: Tất Tần Tật Về Terrarium - Nghệ Thuật Trồng Cây Tiểu Cảnh

Hy vọng bài viết trên của Tiny Garden sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại  cây terrarium , cách trồng cây đơn giản và có thể tự lựa chọn được loại cây phù hợp với hệ sinh thái thu nhỏ của mình. Để giúp căn nhà trở nên độc đáo hơn, bạn có thể tham khảo thêm các mẫu tượng trang trí, hoặc phụ kiện tiểu cảnh nhé.  

Tiny Garden
Tác giả Tiny Garden Admin
Tiny Garden là thương hiệu chuyên cung cấp sỉ phụ kiện tiểu cảnh chất lượng cao, là địa chỉ quen thuộc với các cửa hàng cây cảnh trên cả nước.
Bài viết trước Top 15+ ý tưởng mẫu Terrarium đẹp và độc đáo không nên bỏ qua

Top 15+ ý tưởng mẫu Terrarium đẹp và độc đáo không nên bỏ qua

Bài viết tiếp theo

Cách làm tiểu cảnh sân vườn đơn giản – đẹp mắt

Cách làm tiểu cảnh sân vườn đơn giản – đẹp mắt
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Tiny Garden
098 5577 068
098 5577 068