Tiểu cảnh Terrarium - Món quà tặng độc đáo và ý nghĩa 2024
Tiểu cảnh Terrarium giúp mang tới cho không gian làm việc, góc học tập của bạn thêm phần sinh động. Tương tự như một bức tranh thiên nhiên thu nhỏ với chất liệu từ tự nhiên như rêu, đá, cây cối,… được chứa bên trong lọ thủy tinh. Để hiểu rõ hơn về nghệ thuật terrarium, hãy cùng Tiny Garden tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.
1. Tổng quan về tiểu cảnh Terrarium
1.1. Tiểu cảnh Terrarium là gì?
Tiểu cảnh Terrarium là nghệ thuật trồng cây cảnh trong lọ thủy tinh mô phỏng lại hệ sinh thái thu nhỏ ở môi trường tự nhiên. Thông thường, bên trong sẽ bao gồm đất, nước, thực vật hoặc động vật được sắp xếp theo ý tưởng của mỗi người chơi Terrarium.
Các tác phẩm thu nhỏ sẽ được đặt trong vật chứa có chất liệu bằng thủy tinh với nhiều hình dạng và mức độ đóng kín khác nhau. Người dùng có thể sử dụng terrarium để trang trí hoặc thử nghiệm và quan sát điều kiện môi trường sống trong nghiên cứu khoa học, triển lãm,...
1.2. Phân loại tiểu cảnh terrarium
Tiểu cảnh terrarium sẽ được chia làm 2 loại là terrarium kín và terrarium hở, do được đặt trong vật chứa khác nhau nên chúng sẽ có môi trường, hệ sinh thái và loại cây trồng cũng khác nhau:
- Terrarium khép kín: Với loại vật chứa hầu hết là kín hoàn toàn nên môi trường sống sẽ giống với vùng nhiệt đới ẩm ướt. Vì vậy, những loại cây như dương xỉ, phong lan, không khí... sẽ thích hợp trồng trong môi trường này. Việc chăm sóc loại tiểu cảnh terrarium này rất đơn giản đó là chỉ cần mở nắp và tưới lượng nước hợp lý.
- Terrarium mở: Với vật chứa có chỗ hở để tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài thì các loại cây ưa khô ráo, ưa ánh sáng như sen đá, xương rồng,... sẽ rất phù hợp. Hệ sinh thái mở này rất nhanh bị bay hơi nước và chất dinh dưỡng nên bạn cần tưới nước khoảng 1 lần/tuần và bón phân 1-2 lần/tháng để terrarium được phát triển tốt.
2. Vật liệu để tạo ra mẫu tiểu cảnh terrarium đẹp
Để tạo ra những tiểu cảnh terrarium đẹp và sống động trong lọ thủy tinh, bạn cần chuẩn bị nhiều dụng cụ khác nhau. Tùy theo khả năng sáng tạo mà bạn có thể tạo ra một thiết kế của riêng mình, về cơ bản nguyên liệu bao gồm: bình thủy tinh, cây cối, mô hình, hỗn hợp đất, cát và than.
Ngoài ra, bạn cũng cần chuẩn bị thêm các dụng cụ hỗ trợ như: nhíp, kìm, thìa… để dễ dàng cho nguyên liệu vào lọ hơn. Một yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của một mô hình là việc lựa chọn bình thủy tinh. Bạn nên tìm mua loại bình phù hợp, độc đáo để đảm bảo được tính thẩm mỹ.
3. Cách thực hiện tiểu cảnh Terrarium dễ dàng
3.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Trước khi tiểu cảnh terrarium, bạn cần chuẩn bị sẵn những nguyên liệu sau:
- Bình đựng: Bạn có thể sử dụng ly, cốc, chai thủy tinh, bể cá, bóng thủy tinh, bóng đèn, ấm thủy tinh,… để làm vật chứa. Tuy nhiên, cần rửa và vệ sinh thật sạch chậu trước khi trồng để diệt mầm bệnh gây hại cho cây.
- Đất đá: Bạn nên chọn loại đất trồng tiểu cảnh đảm bảo được độ xốp, đủ chất dinh dưỡng và giữ ẩm tốt cho cây. Thêm vào đó, bạn nên lót thêm sỏi nhỏ hoặc đá viên có màu sắc khác nhau để giúp thoát nước từ đáy bình và trang trí bề mặt.
- Than hoạt tính: Giúp chống nấm mốc và vi khuẩn có hại cho cây trồng của bạn.
- Thảm rêu: Rêu Terrarium cũng giúp hấp thụ độ ẩm dư thừa và được sử dụng để trang trí các bề mặt.
3.2. Cây cảnh và phụ kiện
- Lựa chọn cây: Loại cây thường được sử dụng để trang trí terrarium bao gồm các loại cây mọng nước, cây thân thảo… như xương rồng, sen đá, lá may mắn… Ngoài ra, cây không khí, dương xỉ. lưỡi hổ,... cũng được ưa chuộng sử dụng bởi chúng có sức sống mãnh liệt, có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và có tuổi thọ cao.
- Phụ kiện trang trí: Có thể lựa chọn các mô hình mini như bàn ghế, thảm cỏ, đồi núi, sỏi đá... để làm vật liệu trang trí tiểu cảnh terrarium. Tùy thuộc vào sở thích, sự sáng tạo và phong cách thiết kế mà bạn có thể lựa chọn phụ kiện trang trí phù hợp.
- Công cụ hỗ trợ: Hãy chuẩn bị thêm đũa, kìm, kéo, kẹp và một chiếc thìa nhỏ để có thể hỗ trợ làm terrarium một cách dễ dàng hơn..
3.3. Các bước thực hiện làm tiểu cảnh Terrarium
- Bước 1: Đầu tiên cần tạo hệ thống thoát nước cho terrarium giúp chống úng cho cây bằng một lớp sỏi hoặc đá mỏng ở đáy chậu. Nếu sử dụng bình thủy tinh bạn nên rửa sạch sỏi và đá trước khi đặt vào bình.
- Bước 2: Rải đều tiếp một lớp than hoạt tính lên bề mặt sỏi để giúp giữ ẩm đồng thời ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc.
- Bước 3: Phủ tiếp thêm một lớp rêu để cây không bị úng vì nó sẽ giúp hấp thụ lượng nước dư thừa và ngăn đất không bị chảy xuống.
- Bước 4: Tiếp theo hãy cho đất vào chậu và đảm bảo lượng đất vừa đủ, cao khoảng 1/3 chậu để cây có thể bén rễ.
- Bước 5: Phủ lên bề mặt đất một lớp rêu mỏng nữa để tăng khả năng giữ ẩm. Ngoài ra, lớp rêu còn có tác dụng trang trí, giúp mặt đất trông tự nhiên hơn.
- Bước 6: Tiếp theo là bước trồng cây cảnh trong bình. Đây là công đoạn đòi hỏi sự sáng tạo và sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn đã có ý tưởng sắp xếp và trang trí cho tiểu cảnh của mình thì sẽ không quá khó khăn. Sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ như kìm, kẹp, đũa để giúp trồng cây dễ hơn.
- Bước 7: Ngoài cây cảnh, bạn cũng có thể thêm những phụ kiện để làm đẹp cho tiểu cảnh của mình.
- Bước 8: Dùng bình xịt phun sương để tưới cây, nó sẽ giúp đảm bảo cây trong bình được tưới đủ lượng nước mà không bị đọng nước gây úng rễ cây dưới đáy bình. Khi hoàn tất, bạn hãy lau sạch bên trong và ngoài chậu để terrarium được sáng bóng và đẹp đẽ.
>>>Tìm hiểu thêm: Tiểu cảnh vườn Nhật - Tạo điểm nhấn ấn tượng và độc đáo cho khu vườn nhà bạn
4. Hướng dẫn ᴄhăm ѕóᴄ tiểu ᴄảnh terrarium
- Tưới nước: Đối với terrarium hở, tưới cây xương rồng và sen đá khoảng 1-2 lần một tháng, còn cây bình thường khoảng 2-4 lần một tháng. Nếu là bể kín, bạn có thể tưới nước 3 - 4 lần/ năm.
- Tắm nắng: Ánh sáng tự nhiên rất quan trọng, nếu có thể, bạn hãy mang hệ sinh thái ra tắm nắng 3 - 4 tiếng mỗi ngày hoặc đem ra phơi nắng 2 ngày một lần.
- Chăm sóc cây: Theo dõi tình trạng cây nếu cây có biểu hiện thối rễ, thiếu nước, ẩm mốc… cần xử lý kịp thời. Chăm sóc và loại bỏ lá úa vàng, thối rữa hoặc cỏ dại để hệ sinh thái được khỏe mạnh hơn.
5. Nguyên tắc khi thực hiện tiểu cảnh terrarium
5.1. Về việc chuẩn bị vật liệu
Để quá trình tạo tác phẩm terrarium không bị gián đoạn hoặc tốn nhiều thời gian, bạn nên chuẩn bị trước những nguyên liệu cần thiết. Bạn có thể tìm thấy những vật liệu này ở các cửa hàng bán cây cảnh hoặc vật liệu trồng trọt.
5.2. Lựa chọn bình thủy tinh
Bạn có thể sử dụng cốc, ly, lọ thủy tinh hoặc tái sử dụng bể cá, quả cầu thủy tinh hay bình thí nghiệm,… để tạo ra vật chứa terrarium. Tuy nhiên, cần lựa chọn vật chứa phù hợp với vị trí, diện tích hoặc loại cây bạn muốn trồng. Thêm vào đó, việc này còn giúp cho cây terrarium được phát triển khỏe mạnh và đảm bảo vẻ đẹp của hệ sinh thái.
5.3. Lựa chọn loại đất đá để trồng cây
Bạn nên sử dụng loại đất phù hợp để đảm bảo độ tơi xốp, giữ dinh dưỡng và độ ẩm tốt cho cây trồng. Ngoài ra, bạn nên sử dụng sỏi, than hoạt tính để tránh sản sinh nấm mốc, vi khuẩn và thoát nước tốt hơn.
5.4. Chọn cây cảnh và phụ kiện phù hợp
Những cây thích hợp trang trí cho terrarium là các loại cây mọng nước, chẳng hạn như cây sen đá hoặc xương rồng. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn các loại cây dễ chăm sóc như: cây không khí, dương xỉ, lưỡi hổ,… vì chúng có sức sống mãnh liệt và tuổi thọ cao.
Ngoài ra, để tiểu cảnh trở nên lung linh hơn, những phụ kiện mini như bàn ghế, thác nước, cầu thang, bãi cỏ, ngọn đồi, vỏ sò, đá màu cũng không thể thiếu khi trang trí để tạo một mẫu terrarium đẹp.
6. Ý nghĩa trong phong thủy của tiểu cảnh Terrarium
Tùy vào cách kết hợp các loại cây cảnh mà mỗi terrarium thể hiện ý nghĩa trong phong thủy khác nhau. Hầu hết các hệ sinh thái terrarium đều có chức năng bổ sung năng lượng và tăng thêm may mắn, tài lộc cho người chơi tiểu cảnh.
Thông thường, các loại cây dùng để trang trí tiểu cảnh terrarium đều phù hợp với hầu hết mọi người, không khắc về tuổi tác hay cung bản mệnh. Vì vậy, người chơi terrarium hoàn toàn có thể tự thiết kế mẫu cho riêng mình và tự chọn những loại cây phù hợp để trang trí.
7. Lợi ích của tiểu cảnh Terrarium trong đời sống
Nghệ thuật terrarium không chỉ có thể trồng trong chậu hoa, lọ thủy tinh mà còn có thể trồng trên nhiều chất liệu khác nhau như sứ, bình gốm, gỗ,... mang đến cho người chơi nhiều lựa chọn trang trí trong nhà và ngoài trời đa dạng. Dù ở hình thức nào thì chức năng chính của tiểu cảnh là làm đẹp không gian và mang lại sự sống động, tràn đầy sức sống cho không gian sống.
Thêm vào đó, tiểu cảnh còn có thể giúp thanh lọc không khí, giúp tinh thần thư giãn, giảm stress sau ngày dài làm việc mệt mỏi. Ngắm nhìn terrarium cũng giúp tạo hứng thú trong công việc, kích thích khả năng sáng tạo và giúp nâng cao hiệu quả công việc.
8. Chọn vị trí phù hợp Terrarium
Tiểu cảnh thường linh hoạt về số lượng, hình thức và bố cục, phù hợp đặt trong nhiều không gian khác nhau. Bạn có thể lựa chọn đặt trên bàn làm việc, trên kệ TV, trên bậu cửa sổ,... Ngoài ra thì bàn tiếp khách hàng, quầy lễ tân,... cũng là một vị trí đẹp giúp cho không gian trở nên bừng sáng và sang trọng hơn.
9. Cách chọn mua tiểu cảnh mini Terrarium
Hệ sinh thái thu nhỏ terrarium thường có nhiều kích cỡ và hình dạng khác nhau. Vì vậy, bạn hãy dựa vào sở thích riêng của cá nhân để có thể lựa chọn chậu trồng cây mini phù hợp nhất với không gian và mệnh của mình.
10. Nơi cung cấp tiểu cảnh mini Terrarium
Hiện nay có rất nhiều mẫu tiểu cảnh terrarium được thiết kế và làm sẵn tràn lan, nguồn gốc nguyên liệu không rõ ràng dễ khiến chăm sóc chỉ một thời gian ngắn tiểu cảnh sẽ khô héo. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn nơi uy tín để mua được mẫu tiểu cảnh ưng ý với chất lượng đảm bảo.
Để lựa chọn được mẫu tiểu cảnh Terrarium ưng ý, bạn có thể tham khảo tại Phê Decor với nhiều mẫu mã terrarium đa dạng, chất lượng. Phê Decor là thương hiệu đi đầu trong lĩnh vực cung cấp đồ trang trí nội thất văn phòng, đồ decor đẹp, độc đáo cho không gian sống hay làm quà tặng cho người thân và bạn bè với chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
>>>Tìm hiểu thêm: Top 25+ mẫu trang trí tiểu ảnh trong nhà đẹp mê ly không thể bỏ qua
Tiểu cảnh terrarium có để đem lại nguồn năng lượng dồi dào và sự sáng tạo cho mọi người khi đặt trong không gian sống. Mong rằng bài viết trên của Tiny Garden có thể giúp bạn có thể hiểu hơn về tiểu cảnh terrarium và có thể tự tin làm một hệ sinh thái thu nhỏ cho riêng mình.