Hướng dẫn chi tiết cách làm Terrarium cho người mới bắt đầu

Tiny Garden Tác giả Tiny Garden 18/07/2024 30 phút đọc
terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-1

Đối với Terrarium cho người mới bắt đầu, terrarium không chỉ là một thú chơi cây cảnh mà nó còn thể hiện một cuộc phiêu lưu đầy thú vị, sự sáng tạo giúp tận hưởng thế giới đầy màu sắc được thu nhỏ ngay trong không gian sống. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của Tiny Garden để học làm Terrarium chi tiết và dễ dàng.  

1. Terrarium là gì?  

Terrarium hay còn gọi là cây trồng trong lọ thủy tinh, thường là một hệ sinh thái thu nhỏ mô phỏng lại một môi trường sống hạn chế có chứa đất, sỏi, nước, thực vật và có thể cả động vật.   

Ta có thể bắt gặp các terrarium được chứa trong các hộp đựng bằng thủy tinh có nhiều hình dạng và mức độ đóng kín khác nhau. Terrarium thường được dùng để trang trí nhà cửa hoặc sử dụng trong nghiên cứu khoa học, triển lãm,...  

2. Các loại Terrarium phổ biến  

2.1. Terrarium kín  

Terrarium là bình có không gian khép kín, môi trường này thích hợp với hệ sinh thái nhiệt đới ẩm không cần quá nhiều ánh sáng như rêu, cây không khí, dương xỉ, hoa phong lan... Terrarium khép kín cũng thích hợp cho các loài động vật như bò sát, sâu bướm, côn trùng và cá cảnh sống bên trong do chúng sẽ khó thoát ra môi trường bên ngoài.  

2.2. Terrarium mở  

Terrarium mở là một hệ sinh thái không khép kín với thế giới bên ngoài. Loại này thường thích hợp với các loại cây mọng nước thích nghi tốt với khí hậu khô và cần nhiều ánh sáng như xương rồng, sen đá,... Terrarium mở không thích hợp để nuôi các loài bò sát, côn trùng do chúng có thể dễ dàng trốn ra ngoài.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-2
Terratrium có 2 loại đó là terrarium kín và terrarium mở  

3. Các loại cây trồng trong Terrarium  

Bạn nên chọn những loại cây terrarium có kích thước nhỏ, là loại cây ưa bóng râm, có sức sống tốt và có khả năng chịu được độ ẩm cao. Ngoài ra, bạn cần chọn những loại cây có thể phối hợp và phát triển cùng nhau để tránh tình trạng cây không tương thích.  

Lọ thủy tinh kín thích hợp trồng một số loại cây ưa ẩm cao như dương xỉ, rêu, khóm, sam hương, hồng ngọc mai, si nhật… Đổi hới bình hở thì phù hợp với các loại cây như rêu, xương rồng, sen đá, móng rồng, lá may mắn,...  

>>>Tìm hiểu thêm: Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Terrarium Hiệu Quả 

4. Lựa chọn loại đất cho Terrarium  

Loại đất trồng cho terrarium phụ thuộc phần lớn vào loại cây bạn muốn trồng, hầu hết cây cảnh sẽ đều cần chất nền thông thoáng, xốp giúp cây không bị thối rễ hoặc khô héo và làm giảm yếu tố gây hại như nấm mốc, vi khuẩn. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp rêu than bùn, đá sỏi, xỉ than, than hoạt tính,đá Vermiculite, đá Perlite, rêu rừng hoặc một lượng nhỏ phân trùn quế…  

5. Nguyên liệu cần chuẩn bị khi làm terrarium  

5.1. Thiết bị / Dụng cụ  

  • Muỗng lớn hoặc xẻng mini  
  • Dụng cụ cắt tỉa hoặc kéo nhỏ để cắt tỉa rễ cây  
  • Bình xịt phun sương  

5.2. Vật liệu  

  • Bình thuỷ tinh làm vật chứa  
  • Sỏi hoặc đá vụn đã làm sạch  
  • Đất nền, than hoạt tính  
  • Cây trồng terrarium, rêu  
  • Phụ kiện trang trí ưa thích  
terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-3
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm terrarium cho người mới bắt đầu  

6. Cách làm Terrarium cho người mới bắt đầu  

6.1. Chọn bình chứa  

Việc đầu tiên là lựa chọn bình chứa, chọn một bình chứa thuỷ tinh trong suốt sẽ giúp mẫu terrarium của bạn trông như một nhà kính thu nhỏ đầy ấn tượng.   

Những đồ đựng phù hợp bao gồm bể nuôi cá, lọ hình chuông, liễn, bình đựng nước và thậm chí cả chai rượu. Bạn nên lựa chọn vật chứa có miệng mở rộng để có thể giúp bạn dễ dàng trang trí và thêm các vật liệu như sỏi đá, đất, cây cối và các phụ kiện trang trí mini như vỏ sò hay tượng nhỏ,...  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-4
Có thể chọn bình chứa terrarium từ chai thủy tinh, bể cá cũ, cốc,...  

6.2. Chọn cây trồng Terrarium cho người mới bắt đầu  

Bạn có thể tìm mua cây terrarium ở các cửa tiệm bán đồ tiểu cảnh, bạn có thể lựa chọn thêm phụ kiện trang trí tại đó. Nên chọn những cây trồng trong bể thủy sinh có nhiều hình dạng lá khác nhau và có chiều cao đủ nhỏ để vừa với kích thước bình đựng của bạn, và không nên cao quá miệng bình.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-5
Nên chọn cây trồng có nhiều hình dạng lá khác nhau  

6.3. Thêm lớp thoát nước  

Terrarium không có lỗ thoát nước nên bạn cần tạo lớp thoát nước để ngăn nước tiếp xúc quá nhiều với rễ cây. Bắt đầu bằng cách rải một lớp đá cuội hoặc sỏi dày khoảng 5cm dưới đáy bể. Những hồ cạn cao và hẹp đòi hỏi lớp đá thoát nước phải sâu hơn những hồ rộng, nông.  

Tiếp theo, dùng thìa hoặc bay lớn phủ một lớp mỏng than hoạt tính lên mặt trên của viên đá để giúp thoát nước tốt và kiểm soát mùi hương.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-5
Trải lớp sỏi dưới đáy bình tạo lớp thoát nước cho hệ sinh thái  

6.4. Thêm rêu và đất trồng  

Tiếp theo, phủ một lớp rêu mỏng lên trên các than và sỏi để ngăn lớp đất trên cùng không bị hòa trộn với lớp bên dưới. Rêu cũng có thể tạo thêm sự độc đáo về mặt hình ảnh cho hồ cạn của bạn.  

Sau đó, tiếp tục dùng thìa lớn hoặc bay nhỏ để đổ đất ẩm lên trên và dày khoảng 5 - 10cm tùy thuộc chiều cao của bình. Đảm bảo đất được cho vừa phải để cây bên trong bể có chỗ phát triển và không bị chạm vào đỉnh bể khi đóng kín. Bạn hoàn toàn không cần phải sử dụng hỗn hợp đất trồng cây đã được trộn sẵn phân bón bởi cây trồng trong chậu không cần bón thêm phân.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-7
Thêm lớp than hoạt tính, đất trồng và lớp rêu mỏng  

6.5. Cắt tỉa cây Terrarium  

Trước khi trồng, hãy lên trước ý tưởng cho terrarium của bạn cũng như lựa chọn vị trí đặt cây cao và cây thấp, và xác định chỗ đặt vật trang trí.   

Sau đó, đưa cây ra khỏi vườn ươm, nếu cây có rễ sâu, hãy tách rễ hoặc cắt bỏ một số rễ cây quá dài. Việc loại bỏ một số rễ sẽ làm chậm sự phát triển của cây, điều này rất quan trọng khi trồng cây trong hệ sinh thái thu nhỏ. Ngoài ra, bạn hãy loại bỏ đi những lá bị hư hỏng hoặc úa vàng.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-8
Cắt tỉa cây trước khi trồng, loại bỏ phần úa vàng và hư hỏng  

6.6. Trồng cây  

Lắc nhẹ để làm sạch đất thừa còn sót lại trên rễ cây. Dùng thìa dài hoặc ngón tay để tạo các hố nhỏ để trồng cây. Đặt từng cây vào hố nhẹ nhàng đồng thời gõ nhẹ vào đất để loại bỏ các túi khí cũng như cố định từng cây trong đất.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-9
Nhẹ nhàng đặt cây trồng vào bình, có thể dùng dụng cụ để hỗ trợ  

6.7. Trang trí  

Sau khi trồng xong cây, bạn có thể trang trí thêm ở bên trong hệ sinh thái terrarium bằng các bức tượng mini, đá trang trí, vỏ sò hoặc các đồ trang trí độc đáo, lạ mắt tùy theo sở thích của bạn.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-10
Trang trí thêm phụ kiện cho mẫu terrarium của bạn  

6.8. Tưới nước cho Terrarium  

Dùng bình phun sương hoặc bình tưới nhỏ có vòi tưới để cây có đủ ấm nhưng không quá nhiều nước. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bình xịt để làm sạch bụi bẩn bám trên thành kính và lau sạch lại bằng giấy báo hoặc khăn giấy.  

terrarium-cho-nguoi-moi-bat-dau-11
Tưới nước và lau sạch miệng bình để terrarium của bạn được sáng đẹp hơn  

7. Hướng dẫn chăm sóc Terrarium đúng cách  

Để chăm sóc terrarium cho người mới bắt đầu, Phê Decor mách bạn các cách chăm sóc giúp hệ sinh thái luôn phát triển khỏe mạnh và ổn định sau:  

- Để duy trì sự phát triển ổn định trong terrarium bạn cần đặt terrarium ở môi trường thoáng khí hoặc phòng có máy lạnh trong nhiệt độ 16 - 32 độ C.  

- Cây cần được cung cấp 6-8 tiếng ánh sáng mỗi ngày để giúp cây và rêu có thể quang hợp và phát triển tốt nhất. Sử dụng ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, tuy nhiên không nên để ánh sáng trực tiếp chiết vào dễ làm cây bị nóng và khô héo.  

- Bạn có thể sử dụng đèn LED chuyên dụng để cung cấp ánh sáng nhân tạo cho cây trồng của mình. Ánh sáng cần được cung cấp trực tiếp từ trên cao với cường độ 8 giờ mỗi ngày, nhưng thỉnh thoảng bạn vẫn nên cho cây tiếp xúc với ánh sáng từ tự nhiên.  

- Hãy quan sát khoảng 1 lần/tuần, nếu thấy có sự ngưng tụ nước quá mức trên nắp hoặc thành bình thì cần phải tháo nắp để thông gió và ngăn ngừa nấm mốc phát triển đối với bình kín.  

- Đối với terrarium hở, nên kiểm tra cây 3 - 7 ngày/lần, nếu thấy đất khô và cây đang héo dần thì cần phải cung cấp thêm nước.  

- Nếu cây phát triển quá lớn, bạn cần cắt tỉa cây và loại bỏ những lá vàng, hư hỏng. Không nên bón phân cho cây vì sẽ khiến cây phát triển quá nhanh, lớp phân nền ban đầu đủ để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây trong vài tháng.  

>>>Tìm hiểu thêm: Tất Tần Tật Về Terrarium - Nghệ Thuật Trồng Cây Tiểu Cảnh

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm Terrarium cho người mới bắt đầu cũng như cách lựa chọn loại cây trồng phù hợp với từng hệ sinh thái thu nhỏ. Hy vọng rằng thông qua bài viết của Tiny Garden bạn đã học được cách làm và có thể bắt tay tự thiết kế một mẫu terrarium cho người mới bắt đầu để làm phụ kiện tiểu cảnh hoặc tượng trang trí  cho căn phòng của mình.  

Tiny Garden
Tác giả Tiny Garden Admin
Tiny Garden là thương hiệu chuyên cung cấp sỉ phụ kiện tiểu cảnh chất lượng cao, là địa chỉ quen thuộc với các cửa hàng cây cảnh trên cả nước.
Bài viết trước Tiểu cảnh Terrarium - Món quà tặng độc đáo và ý nghĩa 2024

Tiểu cảnh Terrarium - Món quà tặng độc đáo và ý nghĩa 2024

Bài viết tiếp theo

Cách làm tiểu cảnh sân vườn đơn giản – đẹp mắt

Cách làm tiểu cảnh sân vườn đơn giản – đẹp mắt
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

Tiny Garden
098 5577 068
098 5577 068